WhatsApp bị DPC phạt 267 triệu USD vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu

Hiện nay tình trạng bảo mật thông tin người dùng vẫn luôn là điều mà các công ty phát triển nền tảng mạng xã hội luôn luôn cam kết đáp ứng với mọi người. Thế nhưng vẫn luôn có những lùm xùm, tranh cãi và kiện cáo về việc thông tin người dùng bị các ứng dụng sử dụng trái phím vì mục đích thương mại riêng. Đây là hành vi trục lợi và vi phạm phát luật và có thể bị phạt rất nặng. Tại Liên minh Châu Âu (EU), luật bảo vệ người dùng tại đây cực kì khắt khe và mức phạt cũng thuộc dạng khủng. Vừa mới đây, WhatsApp bị Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland phạt 267 triệu USD vì đã vi phạm luật của EU về việc không minh bạch cách xử lý thông tin của người dùng.

Mức phạt 267 triệu USD đã được DPC tuyên cho WhatsApp bởi lý do là ứng dụng này đã không thể hiện được rõ ràng họ sẽ sử dụng thông tin người dùng như thế nào. WhatsApp của Facebook đã lên tiếng phản hồi và cho biết rằng sẽ kháng cáo quyết định của DPC. Để theo dõi chi tiết vụ việc WhatsApp bị phạt như thế nào, mời bạn cùng chúng tôi đọc bài viết sau.

DPC phạt WhatsApp 267 triệu USD

WhatsApp bị phạt
WhatsApp bị DPC phạt 267 triệu USD vì vi phạm luật bảo vệ người dùng

Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC) – quốc gia có trụ sở chính của Facebook, Twitter ở châu Âu, cho biết EU đã yêu cầu cơ quan này đánh giá lại và tăng mức phạt được đề xuất dựa trên một số yếu tố đối với hành vi vi phạm của WhatsApp. Sau khi đánh giá lại, DPC đã quyết định đưa ra mức phạt trên đối với WhatsApp.

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC) quyết định phạt WhatsApp 267 triệu USD do không cung cấp đầy đủ thông tin về cách hãng xử lý thông tin cá nhân của người dùng. Trong văn bản quyết định do DPC ban hành dài tới 89 trang, cơ quan này buộc tội WhatsApp – ứng dụng nhắn tin trên internet do Facebook sở hữu, đã không minh bạch với người dùng tại châu Âu về cách hãng quản lý thông tin cá nhân; bao gồm cả cách chia sẻ thông tin với công ty mẹ.

DPC đồng thời yêu cầu WhatsApp cập nhật lại chính sách riêng tư vốn đã khá dài của hãng. Thay đổi cách thông báo tới người dùng về việc chia sẻ dữ liệu cá nhân. Điều này buộc các chính sách phải tuân thủ Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu của châu Âu (GDPR). Vốn được sinh ra để điều chỉnh hoạt động xử lý; sử dụng thông tin cá nhân người dùng tại Liên minh châu Âu. GDPR có hiệu lực từ tháng 5.2018. Và WhatsApp từng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bị kiện vì quy định này.

WhatsApp của Facebook
WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin của Facebook

WhatsApp sẽ kháng cáo

Phản hồi với truyền thông, đại diện WhatsApp cho biết công ty sẽ kháng cáo. “WhatsApp cam kết cung cấp dịch vụ an toàn và riêng tư. Chúng tôi đã nỗ lực để đảm bảo thông tin cung cấp tới người dùng là minh bạch, toàn diện. Và sẽ luôn làm vậy. WhatsApp không đồng tình với quyết định của DPC. Liên quan tới tính minh bạch mà chúng tôi đã cung cấp vào năm 2018. Các hình phạt hoàn toàn không thỏa đáng”, đại diện hãng tuyên bố.

Quyết định của DPC bắt đầu từ một cuộc điều tra năm 2018. Và đây là án phạt lớn thứ 2 từng được tuyên liên quan tới các điều khoản trong GDPR. Án phạt lớn nhất hiện thuộc về Amazon. Khi công ty này bị buộc nộp 887 triệu USD hồi tháng 7 qua. Do vi phạm luật về bảo mật riêng tư của châu Âu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)