Vận dụng mô hình SWOT trong thực hiện SEO Content

SWOT là một mô hình không hề xa lạ trong marketing và đặc biệt là trong thời buổi digital marketing đang là tất yếu thì SWOT đóng vai trò như một chỉ dẫn giúp nội dung dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn. Đối với SEO Content sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố như tiêu đề, hình ảnh bài viết,… thì trong SWOT giúp chúng ta nghiên cứu rõ hơn về mục tiêu và hành vi khách hàng giúp tối ưu SEO, trước hết là về mặt nội dung và hình ảnh và kế tiếp là giúp cho kế hoạch SEO được bài bản hơn, được thực hiện tuần tự hơn. Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách sử dụng SWOT hiệu quả trong SEO Content thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mô hình SWOT là gì?

SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng. Nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats).

SWOT
SWOT sẽ rất hữu ích trong việc thực hiện SEO Content

Việc sử dụng SWOT trong Content Plan giúp marketer xác định được mục tiêu cụ thể. Và đạt được mục tiêu ấy một cách tốt nhất bằng cách phát huy tối đa lợi thế. Phân tích SWOT là cách để bạn “biết mình, biết ta” từ đó làm content “trúng”. Trúng thời điểm, trúng nội dung, trúng đối tượng. Cùng khám phá mẹo sử dụng SWOT trong kế hoạch Content qua bài viết sau đây nhé!

Ứng dụng SWOT vào content plan hiệu quả

SWOT rất quan trọng trong Content Plan. Vì nó hội tụ đầy đủ những yêu càu đặt ra đối với nội dung. Như nội dung cần thiết truyền tải và còn hướng đến mục tiêu công chúng. Từ đó, có một chiến lược content đúng trọng tâm và khoa học hơn rất nhiều.

Yếu tố “Strengths”: Điểm mạnh

Điểm mạnh của sản phẩm, thương hiệu là gì? Liệt kê những điểm mạnh này ra. Đây là những điểm bạn có thể mang đi để thuyết phục khách hàng, và là những điểm để “tâng bốc” sản phẩm trong các bài pr hay content của mình. Tuy nhiên, không dùng tất cả điểm mạnh này trong một lần giới thiệu, cần chia nhỏ và giới thiệu trong nhiều lần. Quy luật Focus luôn đúng, dồn hết thông tin vào một lần sẽ dẫn đến trường hợp thông tin quá tải, không chuyên sâu => Khách hàng không thể ghi nhớ.Tập trung focus điểm mạnh trong một thời gian, giới thiệu nó thật ngắn gọn, dễ nhớ bằng cách sử dụng hình ảnh hay video.

"Điểm mạnh" trong SWOT
“Điểm mạnh” là một yếu tố trong mô hình SWOT

Ví dụ khi viết content cho một sản phẩm sữa, tuyến bài 1 bạn có thể giới thiệu về quy chuẩn nuôi bò, trang trại xanh sạch, đẹp. Nội dung này xuyên suốt trong một thời gian khoảng 1 tuần sẽ giúp khách hàng ghi nhớ. Sau đó thay đổi content để viết về bò, rồi mới chuyển qua trong sữa có chất gì khiến bé trở thành thần đồng, thông minh. Nếu đây là USP của sản phẩm thì content cần phải thường xuyên nhắc đi nhắc lại với khách hàng trong một thời gian dài. Khi đi hết các điểm mạnh mới dồn lại liệt kê một lần để tóm tắt thống kê.

Yếu tố “Weaknesses”: Điểm yếu

Liệt kê điểm yếu của sản phẩm + thương hiệu. Đừng xem thường điểm yếu, nhiều khi điểm yếu giúp ích hơn điểm mạnh. Trong content plan, chúng ta cần nắm các điểm yếu để chôn sâu nó xuống lòng đất, không cho phép nó đẻ trứng. Khi nâng điểm mạnh phải nâng khéo léo, chặn hết các đường. Tránh để những khách hàng mà bạn đã target bắt bẻ lôi ra điểm yếu. Và dùng điểm yếu để dự đoán khủng hoảng.

Nếu nắm kỹ điểm yếu bạn có thể đoán trước những khủng hoảng có thể xảy ra. Và có những biện pháp khắc phục dự trù. Có thể phơi bày ra điểm yếu để người tiêu dùng cảm thông cũng được. Nhưng chỉ trong trường hợp điểm mạnh rất mạnh và vượt trội. Chỉ khi điểm mạnh vượt trội mới khiến người tiêu dùng tha thứ và bỏ qua điểm yếu.

Ví dụ, đối với sản phẩm sữa, nếu điểm yếu là chưa tìm được cách bảo quản tối ưu. Sữa dễ bị hư trong thời gian ngắn, người tiêu dùng mua về bảo quản tốt cỡ nào cũng sẽ có rủi ro bị hư một chai. Nếu sữa hư và một người tiêu dùng lên fanpage để phản ánh, content phải giải quyết như thế nào? Soạn sẵn, viết sẵn hết ra, lúc đó paste vào thôi, nếu đợi lúc đó rồi mới tìm cách giải quyết thì rất rối và không kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần trao đổi với sales và soạn luôn kịch bản để đội ngũ Telesales gọi điện giải quyết trực tiếp với người tiêu dùng, cần phối hợp ăn ý giữa content và sales để thông điệp truyền tải đến khách hàng là đồng nhất.

Yếu tố Weakness trong SWOT
Weakness cũng là 1 trong 4 yếu tố của SWOT

Yếu tố “Opportunities”: Cơ hội

Cơ hội ở đây không phải là cơ hội của sản phẩm, thương hiệu mà là cơ hội của người tiêu dùng có được khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Cơ hội thường là Promotion hay Minigame. Ví dụ, khi đặt mua sản phẩm theo tháng sẽ có cơ hội nhận khuyến mãi giảm giá; khi tham gia minigame sẽ được tặng tiền, tặng sản phẩm… Loại content này mục đích chính để truyền thông tin nên đơn giản, dễ thực hiện.

Yếu tố “Threats”: Thách thức

Thách thức chính là sự cạnh tranh với các đối thủ, cạnh tranh giá; cạnh tranh từ các chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Khi có list các đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tham khảo các chiến dịch truyền thông, quảng cáo, các idea của họ và học tập, áp dụng cho chính sản phẩm, thương hiệu của bạn. Nếu các đối thủ mạnh, đây là tín hiệu đáng mừng. Vì thị trường toàn các đối thủ yếu là thị trường mau chết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)