Tìm hiểu hệ thống link trong SEO và các loại liên kết trong website

Hiện nay, khi thiết kế website việc xây dựng hệ thống link trong SEO vô cùng phổ biến. Liên kết link trong SEO giúp điều hướng người dùng đến nội dung họ quan tâm. Cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích có giá trị mà mong muốn. Việc xây dựng hệ thống link tốt ,chuẩn SEO sẽ  tăng độ uy tín cho cho website. Đồng thời giúp tăng lượng truy cập,  lượt tìm kiếm từ người dùng. Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hệ thống link trong SEO, các loại liên kết có trong website.  Và tìm hiểu xem những liên kết nào sẽ giúp tối ưu hóa website hiệu quả nhất nhé!

Khái niệm hệ thống link trong SEO

Link là một liên kết nối trang web này với một trang kia. Các kết nối này có thể trên cùng một trang web (một domain, gọi là internal). Hoặc liên kết với một tranh khác bên ngoài (khác domain, gọi là external). Hệ thống link là một mạng lưới gồm tất cả các internal và external link đan xem lại với nhau một cách logic. Nhằm mục đích nâng cao giá trị cung cấp thông tin cho người đọc. Cũng như là tương thích với các thuật toán của Google. Nâng trang web lên những thứ hạng cao khi có người dùng tìm kiếm.

Tìm hiểu các loại liên kết trong website

Có rất nhiều loại liên kết trong SEO, mỗi liên kết có những đặc điểm và một số tính chất riêng biệt nhưng tựu chung lại thì tất cả chúng đều cùng một mục đích chính là nâng cao thứ hạng của website và gia tăng trải nghiệm người dùng.

Các loại link trong SEO
Tìm hiểu các loại liên kết trong SEO

Tìm hiểu các thành phần trong link

Link được chèn dưới nhiều thành phần khác nhau. Đó có thể là một đoạn nội dung text, ở hình ảnh, một nút lệnh Call to Action,… Về cơ bản, chúng ta có thể phân tích được link được cấu tạo bởi 2 phần. Đó là phần Link và phần tử chứa đường link.

Đối với những link được thể hiện nguyên đường dẫn. Ví dụ https://lptech.asia/dich-vu/dich-vu-seo, thì đây được gọi là link trần. Một link nằm dưới 1 văn bản khác, ví dụ như khi bạn bấm vào “Viết content website tối ưu”. Thì nó sẽ liên kết đến một trang khác (đây là link). Và cụm từ “Viết content website tối ưu” sẽ là một Achor text (phần tử chứa link).  Theo cách đó, người làm SEO cần biết có bao nhiêu loại link có thể sử dụng để “đan” cho website một hệ thống link trong SEO phủ rộng trên các công cụ tìm kiếm.

Khái niệm External Links và phân loại

Ngược với Internal link, external là loại liên kết với một website khác tên miền với website người dùng đang xem. Trong loại này còn được chia thành Inbound Link và Outbound Link. Inbound link các liên kết trỏ đến trang web của bạn từ các trang web khác. Hay còn được gọi là backlink, đây trong những yếu tố ảnh hưởng sâu đến các chỉ số performance website của bạn. Còn outbound link thì ngược lại với backlink. Đây là các liên kết trỏ đến các trang web khác từ trang web của bạn. Với loại link này Google đã có những quy định riêng về việc khai báo thuộc tính nofollow và mở trang bằng cửa sổ mới.

Khái niệm Internal Links

Đừng quá tưởng tượng nó xa vời mà thay vào đó bạn hãy hiểu một cách giản đơn. Internal Link còn được gọi là liên kết nội bộ. Đây là những liên kết được sinh ra nhằm kết nối “mối lương duyên” giữa các trang trong cùng một website lại với nhau. Đây là liên kết điều hướng người dùng đến một trang nào đó trong cùng một website người dùng đang truy cập. Khi bạn nhấp vào Internal link nó sẽ dẫn bạn đến một trang (ở đây là page) trên cùng website.

Internal link - liên kết nội bộ
Internal link đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO

Đối với những loại link này, bạn có thể điều khiển, nắm bắt được Internal và outbound link chủ động ngay trên web của mình. Mục đích chính của Internal Link là điều hướng người dùng từ link này chuyển đến một link khác trong cùng website. Và tất nhiên thông tin đó phải thực sự hữu ích với người dùng.

Một mẹo nhỏ là hãy sử dụng Internal Link trỏ về trang chủ. Cho dù đó là bài viết thông thường hay bài viết quan trọng. Thì bạn nên cố gắng chèn một liên kết nội bộ về trang chủ của website. Tuy nhiên, nên nhớ cách đặt Internal Link càng tự nhiên thì mức độ thân thiện web càng gia tăng. Đừng cố sử dụng một từ vô nghĩa để chèn liên kết bạn nhé.

Khái niệm Backlinks

Để xây dựng được backlink thì bạn cần tốn công hơn một chút. Muốn có được backlink bạn phải sử dụng một số thủ thuật để website của bạn có thể được xuất hiện trên một trang web khác. Đó có thể là việc tạo ra một nhóm site vệ tinh, chia sẻ link trong các diễn đàn, kênh mạng xã hội,… Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với các đơn vị khác dẫn link về web mình. Quá trình này được gọi là Link building – thuật ngữ ám chỉ việc xây dựng hệ thống backlink cần thiết.

Backlink được xem là thành phần quan trọng nhất của hệ thống link trong SEO. Người làm SEO cần phải chú ý tránh để trang xuất hiện ở những vị trí nhạy cảm. Những website có nội dung xấu, được đánh giá với độ spam cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm SEO vì những ảnh hưởng xấu. Nếu biết xây dựng và liên kết một hệ thống link chắc chắn. Website của bạn sẽ đạt được những thứ hạng cao hơn trên SERPs. Đồng thời lượng user tăng do lượt hiển thị web trên Internet nhiều hơn. Đối với các website chuyên kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thì đây sẽ là công cụ tiếp cận khách hàng rất hiệu quả. Khi khả năng chuyển đổi là hoàn toàn có thể.

Tối ưu link thường xuyên và kiểm tra tình trạng backlinks là việc SEOers cần phải làm thường xuyên. Để có thể kiểm soát tình hình và kịp thời ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra. Ví dụ như bị đối thủ chơi xấu, phát hiện web có dấu hiệu bị hack,…

Kết luận

Xây dựng hệ thống liên kết link tốt chính là chìa khóa quan trọng sự thành công trong chiến lược SEO của bạn. Vì vậy cần phải biết sử dụng các liên kết này hợp lý, đúng nội dung, đúng thời điểm. Qua bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu nhiều thông tin liên qua đến hệ thống link trong SEO và các loại liên kết trong website. Thường xuyên theo dõi chuyên mục Digital Maketing – Xây dựng link để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)