Sự cần thiết của SEO onpage và những kiến thức cơ bản cần nắm

Như các bạn đã biết, SEO là một thuật ngữ cực kỳ phổ biến trong giới công nghệ thông tin. Nó giúp người đọc dễ tìm thấy trang web của bạn hơn. Nó giúp tạo một trải nghiệm tuyệt vời khi người đọc click vào trang web của bạn. Nếu nói không ngoa có thể gọi SEO là một nghệ thuật điển hình. Để làm được điều này đòi hỏi sự sáng tạo và những kinh nghiệm thực chiến khổng lồ. Và hôm nay, metaqx.com sẽ giới thiệu các bạn mảng SEO Onpage, là một phần của SEO. Nó có gì đặc biệt, hãy cùng chúng mình khám phá ngay nhé.

Sơ lược về thuật ngữ SEO

Như các nhà đầu tư đã tìm hiểu trong bài viết SEO là gì?, thì SEO sẽ gồm 2 công việc chính là SEO Onpage và Offpage. Và để giải thích rõ hơn cho các bạn về thuật ngữ SEO Onpage. Bên cạnh đó, cũng như các công việc cần thiết mà một SEOer cần làm khi Onpage trong SEO. Chúng mình gửi tới các bạn những phân tích chi tiết và cụ thể về thuật ngữ SEO này. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu khái niệm SEO Onpage là gì?

Khái niệm cơ bản về SEO Onpage

Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa hình thức, nội dung và cấu trúc các trang trong website. Sao cho web chi tiết và cụ thể hơn. Nhằm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Quá trình này được thực hiện sau khi bạn hoàn thành xong cơ bản về việc làm nội dung và đẩy link. Việc thực hiện SEO Onpage sẽ được thực hiện song song với quá trình phân tích hiệu quả đầu tư SEO. Như vậy có nghĩa là chỉ được ngừng SEO Onpage khi các doanh nghiệp ngừng việc đầu tư SEO.

Sự cần thiết của việc SEO Onpage

ngành SEO
SEO Onpage là việc làm cần thiết

Sau khi trả lời câu hỏi trên, các nhà đầu tư cần giải quyết câu hỏi tiếp theo. Tại sao cần SEO Onpage hay tầm quan trọng của SEO Onpage là gì? Qua đó nắm được lý do cần phải SEO Onpage. Hãy hình dung Google bot là cỗ máy online, nó đi qua các website và thu thập dữ liệu dưới dạng text. Nó không thể hiểu nội dung bài viết trong website, tuy nhiên nó sẽ thông qua các tiêu chí sau để đánh giá chủ đề bài viết: Keywords Density, Title, Meta Description, Meta Keywords, các đoạn alt text và URL.

Tránh việc để Google Bot hiểu sai

Như vậy, nếu không làm rõ chủ đề cần hướng tới ở các mục trên, Google Bot hoàn toàn có thể hiểu sai về chủ đề website của các doanh nghiệp. Hoặc hiểu rằng các bài viết trên site không thực sự tập trung vào chủ đề mà từ khóa mục tiêu đang nhắm đến. Dẫn đến không thể lên top cao với từ khóa đó. Và nếu không thực hiện SEO Onpage và Onpage liên tục thì các doanh nghiệp khó có được vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Những điều cơ bản cần làm

SEO Onpage bao gồm các công việc sau: thiết kế 1 website đầy đủ thành phần. Thành phần cấu thành gồm các thẻ Title, Meta Description, Meta Keywords, Thẻ Alt/ Alternative. Ngoài ra còn có các thẻ H1, H2, H3 (Các thẻ này cần chứa từ khóa cần SEO. Và cuối cùng là code chuẩn W3C, HTML..

Cần điều chỉnh để tối ưu các thẻ Meta

  • Meta Title: cần viết ngắn gọn nhưng phải thể hiện đúng giá trị của nội dung bài viết(khoảng 60-70 ký tự) và phải có chứa Keyword chính.
  • Meta Description: mô tả ngắn gọn và chi tiết nội dung tổng thể của bài viết, chuyên mục hay trang chủ (tối đa 156 ký tự và khoảng 140 là phù hợp)
  • Meta Keywords: cung cấp các từ khóa liên quan của trang web cho Google bot, phân bổ các từ khóa chính và từ khóa phụ phù hợp.

Phân bổ và căn chỉnh lại Keyword

Keyword
Nên căn chỉnh và phân bố lại Keyword

Phân bổ lại lượng Keyword trên trang và bài viết: cân bằng hợp lý mật độ từ khóa – Keyword Density phù hợp (khoảng 3-5% tùy độ cạnh tranh khác nhau). Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào phần bài viết. Bởi không chỉ người dùng sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc các bài viết này mà website cũng sẽ bị Google trừng phạt bởi kiểu nhồi nhét từ khóa này.

Hoàn thiện về bố cục nội dung

  • Lên cấu trúc các thẻ H1 – H6 (tìm hiểu thêm phương pháp tối ưu thể heading)
  • Tối ưu thẻ Alt : thẻ Alt có thể có dấu hoặc không dấu, nhìn chung nên sử dụng có dấu giúp bạn chuẩn SEO (Google đánh tìm kiếm và xác định hình ảnh qua các thẻ này)
  • Xây dựng URL chuẩn SEO: tức là trong các URL cần tránh trùng lặp nội dung (đặc biệt không trùng lặp với các Categories).

Tối ưu hóa các đường dẫn

  • Tối ưu CSS: việc này giúp trang web vận hành trơn tru và tải nhanh hơn (tốc độ ảnh hưởng đến sự hứng thú của khách hàng tìm kiếm đối với website đó).
  • Xây dựng liên kết nội bộ (internal link): Xây dựng một Internal Link hiệu quả và chuẩn SEO
  • Tối ưu các Anchor text trỏ về Landing Page
  • Sử dụng Sitemaps cho website: xác định địa chỉ doanh nghiệp cụ thể, nâng cao độ trust và uy tín cho website (Google dựa vào đây làm 1 tiêu chí xếp hạng website)

Qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức đầy hữu ích rồi. Đây là những kiến thức cơ bản mà một người làm về SEO onpage cần phải biết. Hãy tìm hiểu và thực hành nhuần nhuyễn phần này nếu có ý định trở thành một SEO-er.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)