Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa Noindex và Nofollow

Noindex và Nofollow đều là những thẻ meta được thêm vào header code; tuy nhiên chúng cũng có những sự khác biệt nhất định khiến người dùng dễ nhầm lẫn. Đây là những kiến thức căn bản mà những người làm Marketing; đặc biệt là SEO– tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cần biết để ứng dụng một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây là sự khác biệt của Noindex và Nofollow trên phương diện công dụng; việc sử dụng đúng cách sẽ khiến trang của bạn thân thiện với người dùng và có nhiều lượt truy cập trang hơn!

Mục tiêu

Những người làm marketing online dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện từng trang nội dung trên một trang web. Mỗi trang có một mục đích; với nội dung từ ngữ được nghiên cứu kỹ lưỡng và có chiến lược hướng đến người dùng mục tiêu. Nội dung được tạo ra để mang lại khách hàng tiềm năng; xây dựng danh tiếng cho các trang web và những domain tương ứng của chúng.

Các trang này sau đó được gửi để lập chỉ mục trên những công cụ tìm kiếm; để chúng có thể được thu thập thông tin và cuối cùng được lưu trữ; với mục tiêu là giúp người dùng cuối tìm thấy. Tuy nhiên, có những trang không nên được thu thập thông tin. Những trang này có thể gây ảnh hưởng đến những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra; để tạo ra nội dung đẹp mắt và độc đáo trước đó. Với ý nghĩ đó, bạn sẽ cần biết cách chính xác để thông báo cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm rằng; bạn không muốn nội dung của mình được lập chỉ mục hoặc thu thập thông tin.

Giới thiệu Noindex

Giới thiệu Noindex
Thẻ Noindex xuất hiện trong mã nguồn của một trang web

Noindex là một thẻ meta được thêm vào header code của trang web để cho các công cụ tìm kiếm biết rằng, trong khi thu thập thông tin trang để hiểu nội dung, chúng sẽ không lập chỉ mục để trang xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là một ví dụ về cách thẻ Noindex xuất hiện trong mã nguồn của một trang web. Để tránh nội dung không mong muốn trong chỉ mục tìm kiếm; quản trị viên web có thể làm trình thu thập thông tin (spiders) không thu thập dữ liệu từ các tập tin hoặc thư mục nhất định; thông qua tập tin robots.txt chuẩn trong thư mục gốc của miền (domain).

Ngoài ra, một trang có thể chính thức bị loại trừ khỏi cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng thẻ meta dành riêng cho robot (thường là <meta name = “robots” content = “noindex”>). Khi một công cụ tìm kiếm truy cập một trang web, tập tin robots.txt nằm trong thư mục gốc là tập tin đầu tiên được thu thập thông tin. Vào tháng 3 năm 2007, Google đã cảnh báo các quản trị viên web rằng họ nên ngăn chặn việc lập chỉ mục các kết quả tìm kiếm nội bộ vì những trang đó bị coi là spam tìm kiếm.

Giới thiệu Nofollow 

Nofollow là một thẻ meta được thêm vào header code của một trang web; để thông báo cho các công cụ tìm kiếm không theo những liên kết trên trang đó. Điều này về cơ bản từ chối các liên kết trên trang đó; và thông báo cho công cụ tìm kiếm không chuyển bất kỳ “link juice” (thuật ngữ SEO dùng để chỉ sức mạnh hay giá trị của một website thông qua các liên kết bên ngoài hoặc liên kết nội bộ) vào các trang được liên kết trong nội dung của bạn. Đây là một ví dụ về cách thẻ Nofollow xuất hiện trong mã nguồn của một trang web.

Nó được chỉ định trong trang như một loại quan hệ liên kết đó là. Bởi vì các công cụ tìm kiếm thường tính toán mức độ quan trọng của một trang web; theo số lượng siêu liên kết(hyper link) từ các trang web khác; cài đặt nofollow cho phép các tác giả trang web chỉ ra rằng; sự hiện diện của một liên kết không phải là sự xác nhận tầm quan trọng của trang web mục tiêu.

Sự khác biệt cơ bản giữa Nofollow và Noindex

Sự khác biệt cơ bản giữa Nofollow và Noindex
Đừng nhầm lẫn giữa hai thẻ này nhé

Noindex và Nofollow khá khác nhau về công dụng. Bạn sẽ sử dụng Noindex khi cần hướng dẫn công cụ tìm kiếm không lưu trữ trang web của bạn và hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Còn bạn sẽ sử dụng NoFollow khi muốn hướng dẫn trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm không theo các liên kết trên trang. Do đó, Noindex dành cho trang web và Nofollow dành cho các liên kết tồn tại trên trang web của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)