Paid link: Bạn đã từng nghe đến khái niệm này?

Trong thời đại sự cạnh tranh ngày càng cao, chắc chắn, marketing online sẽ đóng vai trò lớn. Bên cạnh những chiến lược tiếp thị tốn không ít thời gian, thì khi đưa nó lên web, chúng lại xảy ra nhiều trường hợp khác. Và để người dùng dễ tiếp cận với link sản phẩm, nó sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện. Một trong những điều kiện đó la tránh Paid link – Hay link được trả tiền để mua. Vậy nó có những điều kiện gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây thuộc chuyên mục Digital Marketing – Xây dựng link của metaqx.com để tìm hiểu nhé!

Paid link là những liên kết từ website khác đến website của bạn. Và đặc biệt, website đó là website mà bạn trả tiền để có được nó. Đó là cách hiểu hiểu đơn giản theo nghĩa đen là vậy. Tuy nhiên, với Google, họ có nhiều tiêu chuẩn để xác định đâu là 1 paid link.

Paid link được định nghĩa là gì?
Paid link với định nghĩa gắn liền với tên gọi

Một trong những tiêu chuẩn để xác định

Thứ nhất: Mua bán những liên kết cụ thể

Trước hết đó là những liên kết được bán bằng tiền. Một webmaster bán một link cho webmaster khác để đổi lấy tiền. Đặc biệt những backlink có chất lượng. Từ những tên miền .edu, .gov rất được nhiều người quan tâm.

Thứ hai: Mua bán dưới những hình thức khác

Ngoài tiền còn có những hình thức trao đổi khác. Ví dụ như người mua link đề nghị gửi tặng một phiếu quà tặng (có thể đổi ra giá trị bằng tiền mặt chẳng hạn). Hay những tặng phẩm có giá trị. Hay trong những trường hợp thân quen hơn. Sẽ là: “anh cho em đặt 1 link trên website của anh, em sẽ đãi anh một chầu”.

Một người có một website chuyên review phim có tiếng, không có gì lạ khi người đó được mời đi xem những bộ phim mới miễn phí. Và sau đó sẽ là những bài review được public trên mạng. Trong những trường hợp này, paid link sẽ khó xác định hơn rất nhiều.

Nhiều SEOer lại chọn hình thức mua bán “đặc biệt” này: Bạn có biết lí do?

Rõ ràng, đây là cách nhanh chóng, dễ dàng để có liên kết. Từ đó có thể cải thiện được thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Liên kết vẫn là yếu tố quan trọng  ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Bên cạnh các yếu tố như trải nghiệm người dùng, thân thiện với di động…

Tuy nhiên, việc gì cũng có rủi ro của nó. Khi bạn thực hiện giao dịch tiền bạc với một người xa lạ trên mạng. Bạn cũng không biết được chất lượng của các link. Cho đến khi bạn đã trả tiền và không thấy được sự thay đổi nào với dự án SEO. Đồng thời bạn cũng không thể đảm bảo được liệu Google có đánh hơi và túm được gáy của bạn không.

Google không thích sự xuất hiện của những link được mua bán và những lí do sau đó?

Google muốn đảm bảo sự công bằng cũng như tính tự nhiên trong việc xây dựng liên kết. Nên hiển nhiên Google nghiêm cấm các hình thức mua bán liên kết. Đồng thời nó khiến cho những trang web có chất lượng chưa cao có thể xuất hiện trên top Google. Làm cho chất lượng trang kết quả của Google bị giảm xuống.

Google không thích sự xuất hiện của những link được mua bán và những lí do sau đó?
Sự đáng giá của Google với Paid link

Và để hạn chế những điều này, Google đã thực hiện một số cách: Sau những đợt cập nhật lớn, thuật toán Penguin chuyên áp dụng hình phạt cho liên kết đã chính thức chạy Real time vào năm 2016. Bên cạnh đó, Google còn dành hẳn một nơi để người dùng báo cáo các trường hợp mua bán liên kết.

Những banner quảng cáo trên website có phải paid link?

Google không xem banner quảng cáo trực tuyến là một paid link. Bởi vì các liên kết trong quảng cáo sẽ được sử dụng thẻ “nofollow”. Chính do vậy, dù các banner này có xuất hiện nhiều cũng không ảnh hưởng lớn đến những điều nên hạn chế mà Google đã đưa ra. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm một thông tin về link thường nhật trên Google. Hãy lưu lại và sử dụng nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)