Để đem đến cho bạn đọc những nội dung mới nhất và hữu ích. Trong bài viết dưới đây, metaqx.com đã biên tập lại nội dung “4 Ways to Pinpoint Your Targeting with Google Ads Custom Audiences”. Dựa theo quan điểm của Michelle Morgan (Giám đốc của Clix Marketing). Trong những năm qua, Google Ads đã ngày càng thay đổi và có nhiều tính năng khác nhau. Có một vài tính năng được ra mắt nhưng sau đó gỡ đi, hoặc cũng có khi được cập nhật thêm.
Một trong những tính năng đã thay đổi được mọi người quan tâm gần đây là tùy chọn nhắm mục tiêu trên Display Network (Mạng hiển thị). Trong đó có sự thay đổi cực kỳ quan trọng khi gộp Custom Intent Audiences (Đối tượng có mục đích tùy chỉnh) và Custom Affinity Audiences (Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh). Thành chung 1 đối tượng với tên gọi là Custom Audiences – Đối tượng tùy chỉnh.
Thay vì phải chọn từ danh sách các tùy chọn đặt trước từ Google. Các nhà quảng cáo có thể tự tạo đối tượng của riêng mình. Dựa trên những sở thích của họ và trong một số trường hợp, có thể dựa trên lịch sử tìm kiếm. Chính vì những thay đổi cực kỳ ấn tượng mà tác giả đã viết bài viết này. Nhằm hướng dẫn cho các nhà quảng cáo có thể tận dụng các tùy chọn có sẵn. Để đem đến hiệu suất quảng cáo tốt hơn cho chiến dịch của mình. Chúng bao gồm:
- Sở thích và hành vi người dùng
- Các loại trang web đã được duyệt
- Các loại ứng dụng đã được tải xuống
- Loại vị trí thực tế đã được ghé thăm
Mục Lục
Các tùy chọn trong đối tượng tùy chỉnh của Google Ads là gì?
Bạn có thể thiết lập phân khúc tùy chỉnh trong Chiến dịch hiển thị, Chiến dịch khám phá, Chiến dịch Gmail và Chiến dịch video bằng cách thêm các từ khóa, URL và ứng dụng cụ thể có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Google Ads sẽ xem xét những nội dung bổ sung này để đảm bảo chúng tuân thủ các chính sách quảng cáo, sau đó hiển thị quảng cáo cho những người quan tâm hoặc có ý định mua trên các trang, ứng dụng và video.
Nếu trước đây bạn đã chọn nhắm mục tiêu phân khúc theo phân khúc có ý định tùy chỉnh và phân khúc chung sở thích tùy chỉnh, thì bạn không cần phải làm gì cả. Hệ thống sẽ tự động di chuyển những phân khúc này. Xin lưu ý rằng việc di chuyển này không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hay chức năng của những phân khúc hiện có.
Custom Audience được sử dụng cho quảng cáo hiển thị hình ảnh – Display Ads và YouTube Ads. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng loại nhắm mục tiêu và cách sử dụng. Dưới đây, tác giả cung cấp các chiến lược để tận dụng tối đa các tùy chọn. Và chỉ cho bạn cách thiết lập Đối tượng tùy chỉnh trong tài khoản của bạn.
Nhắm mục tiêu theo sở thích và hành vi của người dùng
Tùy chọn đầu tiên là nhắm mục tiêu người dùng dựa trên sở thích hoặc hành vi của họ. Khi bạn di chuột qua hộp hỗ trợ, đây là mô tả mà Google đưa ra: “Nhập sở thích, dưới dạng từ khóa hoặc cụm từ, đại diện cho khách hàng lý tưởng của bạn. Quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận những người có khả năng quan tâm. Hoặc có ý định mua từ khóa của bạn dựa trên hành vi và hoạt động của họ. Chẳng hạn như ứng dụng họ sử dụng hoặc loại nội dung họ tìm kiếm trực tuyến.”
Những gì chúng ta cần làm là sử dụng nhắm mục tiêu tương tự như từ khóa. Để tìm những người dùng đã thực hiện nghiên cứu về các chủ đề cụ thể. Hoặc đã thể hiện sự quan tâm đến một sản phẩm, giải pháp, dịch vụ khi tra cứu Google.
Ví dụ: nếu bạn đang cố gắng nhắm mục tiêu những người dùng đang tìm mua một đôi giày giá hợp lý. Bạn có thể nhập nội dung như “giày tốt giá hợp lý”. Sau đó Google sẽ hiển thị cho bạn một số cụm từ khác mà bạn có thể nhắm mục tiêu. Dựa trên những gì họ đã thấy người dùng tìm kiếm. Khi bạn thêm nhiều từ khóa hơn. Bạn sẽ thấy biểu đồ Audience Insights – Thông tin chi tiết về đối tượng ở bên phải phần điều chỉnh. Dựa trên đối tượng mà bạn đã chọn để đưa vào.
Các sản phẩm của Google so với Google Display Network
Một trong những tính năng tốt nhất của thay đổi này là khi bạn sử dụng danh sách Đối tượng tùy chỉnh bạn đã tạo trên các sản phẩm do Google sở hữu. Hai nút ở đầu trình tạo này cung cấp một chút thông tin chi tiết. Và để xây dựng khán giả, bạn sẽ phải chọn một trong hai nút này: Tùy chọn đầu tiên ở đây có nghĩa là bạn sẽ nhắm mục tiêu người dùng như đã đề cập trước đây: dựa trên sở thích và ý định mua hàng của họ.
Nhưng tùy chọn thứ hai là nơi mọi thứ trở nên thú vị hơn. Những người đã tìm kiếm bất kỳ cụm từ nào trong số này trên Google. Điều này có nghĩa là bạn đang thực hiện hiệu quả việc nhắm mục tiêu lại tìm kiếm cho bất kỳ cụm từ nào bạn thêm (và bất kỳ cụm từ nào “tương tự” với chúng) miễn là quảng cáo của bạn sẽ chạy trên sản phẩm do Google sở hữu.
Các sản phẩm thuộc sở hữu của Google bao gồm:
- YouTube
- Google Discover
- Gmail
Rất tiếc, Google Display Networks không sở hữu tính năng này bởi ở đây. Mỗi trang web được sở hữu bởi người dùng hoặc công ty tư nhân. Họ chỉ chọn tham gia Google AdSense để kiếm tiền từ trang web của họ mà thôi. Cuối cùng, chúng ta có thể nhắm mục tiêu lại dựa trên những gì họ đã tìm kiếm trên Google. Sau đó đặt quảng cáo có liên quan trước mặt họ khi họ đang xem video trên YouTube. Kiểm tra email hoặc khám phá các chủ đề mới trên thiết bị di động. Có thể nói, sự thay đổi của tính năng này rất đáng để bạn thử nghiệm.
Những người duyệt xem các trang web tương tự
Bên dưới phần từ khóa, có một tiêu đề mới cho biết “Expand audience by also including – Mở rộng đối tượng bao gồm cả”. Sau đó là danh sách ba loại nhắm mục tiêu bổ sung. Đầu tiên là những người duyệt qua các loại trang web. Đối với phần này, Google yêu cầu bạn cung cấp các loại trang web, ở dạng URL. Mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ truy cập. Như đã đề cập, đây không phải là cách để nhắm mục tiêu các vị trí trang web cụ thể đó. Mà là để tận dụng thông tin chi tiết về đối tượng từ các trang web đó để tìm người dùng mới.
Nếu bạn biết những nơi mà khách hàng của bạn thường lui tới trực tuyến. Đây có thể là một kiểu nhắm mục tiêu rất hiệu quả. Đối với các trang web, hãy tránh xa các trang web rộng hơn. Và thay vào đó tập trung vào các trang web cụ thể và liên quan chặt chẽ đến ngành. Đối với ví dụ về một đôi giày tốt ở trên. Bạn nên đưa quảng cáo vào các trang web giày có giá thành hợp lý hơn.
Và mang tính địa phương nhiều hơn ví dụ như Biti’s, Ananas, Converse. Hơn là chỉ nhắm mục tiêu các trang web của những công ty lớn như Nike, Adidas, Chanel… Ngoài ra, những người truy cập các trang web này có thể hứng thú với việc mua giày. Nhưng họ cũng hàng chục lý do khác để tra cứu trang web đó, ví dụ như “giày Việt giá tốt”, “local brand giày”,….
Những người sử dụng các loại ứng dụng
Tùy chọn nhắm mục tiêu tiếp theo rất giống với các tùy chọn nhắm mục tiêu theo trang web. Nhưng thay vào đó bao gồm các ứng dụng. Hãy nghĩ về các loại ứng dụng mà khách hàng tiềm năng của bạn sẽ sử dụng. Đây có thể là một ứng dụng được cài đặt vĩnh viễn hoặc một cái gì đó tạm thời hơn. Đối với ví dụ về giày tốt, các ứng dụng này có thể sẽ mang tính tạm thời hơn. Vì bạn không cần chúng nữa sau khi mua hàng.
Để bắt đầu, hãy gõ một vài hãng giày có giá thành hợp lý mà chất lượng cũng tốt. Khi nhập tên, Google sẽ tự động điền vào danh sách và đề xuất các ứng dụng. Chúng ta nên thêm dựa trên các chủ đề mà ta đang làm. Hãy nghĩ về các loại ứng dụng khác nhau mà người dùng có thể sử dụng. Để giúp họ mua hàng hoặc thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và cách bạn có thể tận dụng những loại ứng dụng đó để xây dựng Đối tượng tùy chỉnh.
Những địa điểm mà khách hàng ghế thăm gần đây
Loại tùy chọn nhắm mục tiêu cuối cùng tập trung vào các loại địa điểm mà khách hàng của bạn đã ghé thăm gần đây. Đây sẽ là các danh mục vị trí thực tế hơn là các địa điểm riêng lẻ. Nhưng chúng có thể vô cùng hữu ích tùy thuộc vào người bạn đang cố gắng tiếp cận. Ví dụ, khi tác giả thực hiện 2 tìm kiếm những địa điểm liên quan tới truy vấn “used car” hoặc “car dealership” sẽ hiện ra.
Những đối tượng tới địa điểm đó không nhất thiết phải có mục đích mua xe đã qua sử dụng. Họ chỉ cần đã từng tìm kiếm hoặc tới địa điểm đó với mục đích nào đó thôi. Thì khi bạn lựa chọn địa điểm đó, họ mặc định trở thành đối tượng bạn nhắm mục tiêu. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các địa chỉ của dịch vụ bạn bán khi chọn nhắm mục tiêu trong Đối tượng tùy chỉnh.
Cách thiết lập Đối tượng tùy chỉnh
Tên Đối tượng tùy chỉnh có thể gợi ý rằng bạn nên xây dựng những thứ này trong trình quản lý đối tượng của mình, nhưng thực tế không phải vậy. Để tạo Đối tượng tùy chỉnh, bạn sẽ cần theo dõi các bước sau: Bước 1: Tạo chiến dịch hiển thị hoặc video mới hoặc điều hướng đến nhóm quảng cáo hiện tại nơi bạn có thể tận dụng đối tượng. Bước 2: Khi bạn ở trong tab Đối tượng, hãy nhấp vào nút dấu cộng màu xanh:
Bước 3: Ở cuối danh sách, bạn sẽ thấy Đối tượng tùy chỉnh là một tùy chọn. Bước 4: Nếu bạn đã tạo Đối tượng tùy chỉnh, bạn sẽ có thể chọn chúng từ danh sách ở trên cùng. Bước 5: Nếu không, bạn có thể tạo một đối tượng mới bằng cách chọn “+ Đối tượng tùy chỉnh” ở cuối danh sách. Sau đó, bạn sẽ được cung cấp trình tạo đối tượng phía dưới.
Đối tượng tùy chỉnh hữu ích hơn cả từ khóa
Mặc dù các tùy chọn trong tính năng nhắm mục tiêu của Google vẫn sẽ có thể thay đổi, đây chắc chắn sẽ là một thời điểm tuyệt vời để sử dụng Đối tượng tùy chỉnh. Có nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu khác nhau vượt ra ngoài yếu tố sở thích cá nhân. Chúng ta có tính năng Search Retargeting – Nhắm lại mục tiêu tìm kiếm trên mạng do Google sở hữu một cách hiệu quả, và có thể nhắm mục tiêu mọi người dựa trên các trang web, ứng dụng và vị trí thực tế cụ thể mà họ đã truy cập nữa.
Nói về việc vượt ra ngoài từ khóa. Lần tới khi bạn muốn tăng cường nhắm mục tiêu của mình trên Google, đừng bỏ lỡ việc thử nghiệm Đối tượng tùy chỉnh để trải nghiệm và thử đo lường kết quả chúng có thể làm. Chúng tôi liên tục cập nhật các tính năng mới, và cả những sự thay đổi trong các tính năng để có thể cung cấp cho khách hàng những giải pháp Marketing tốt nhất nhờ vào Google. Và sự thay đổi lần này cũng không phải là ngoại lệ! Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn hoặc đặt ra những câu hỏi nếu cần tư vấn về khác nhau của Google Ads nhé!