Keyword và tác động của SEO từ khóa đến việc leo top Google search

Các bạn chắc hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ Keyword. Dành cho bạn nào chưa biết thì Keyword nghĩa là từ khóa. Và nó có một tầm quan trọng nhất định trong công đoạn tối ưu hóa SEO Onpage. Từ khóa có thể được xem là linh hồn của công đoạn SEO. Bởi vì từ khóa là thứ mà khách hàng dùng để truy vấn thứ mình muốn tìm trên Google. Vậy làm cách nào để tối ưu hóa từ khóa theo đúng chuẩn Google search? Nào, hãy cùng metaqx tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cần chọn đúng, chính xác từ khóa

Chọn đúng từ khóa trong SEO là một yếu tố quan trọng để tối ưu Website trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn nghiên cứu SEO từ khóa không được tốt, việc làm SEO sẽ gây tốn kém thời gian của bạn. Bài viết này chúng mình sẽ giải thích để bạn hiểu rõ hơn về Keyword là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình leo top của bạn?

Khái niệm cơ bản về từ khóa

Keyword là một thuật ngữ trong SEO, có nghĩa là từ khóa tìm kiếm. Là những từ khoá ngắn hoặc từ khoá dài được mọi người tìm kiếm trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, sử dụng để tìm kiếm một nội dung nào đó trên website của bạn.

  • Short Keyword – Từ khóa ngắn: độ dài từ 1 đến 3 từ
  • Longtail Keyword – Từ khóa dài: thường có độ dài lớn hơn hoặc bằng 3 từ
  • Ví dụ: “Từ khoá SEO” hoặc “Keyword” sẽ được gọi là từ khoá ngắn. Các cụm “Keyword trong SEO là gì” hoặc “Quá trình leo top Google” sẽ được gọi là từ khoá dài.

Tác động của từ khóa đến chuẩn SEO Google

SEO từ khóa
Từ khóa có tác động to lớn đến kết quả SEO

Nội dung bài viết là một trong những điều mà Google hay các công cụ tìm kiếm khác xem xét và đánh giá để xếp hạng một website. Những từ khoá mà bạn sử dụng là thước đo của Google hay các công cụ tìm kiếm khác biết website của bạn nói về cái gì. Nếu bạn muốn làm cho Google hiểu website của bạn, bạn cần sử dụng từ khoá đó thường xuyên.

Thu hút khách hàng mới là điều quan trọng

Độ thành công của một chiến dịch SEO không chỉ thể hiện ở việc lên top xếp hạng Google. Hay việc leo top các công cụ tìm kiếm khác. Mà còn ở việc từ đó bạn có thêm bao nhiêu khách hàng. Bạn cần xác định khách hàng tiềm năng và nghiên cứu các từ khoá mà họ hay tìm kiếm. Qua đó bạn mới có định hướng để thiết lập và phân bố Keyword sao cho hợp lý. Điều đó giúp vừa leo được top Google mà còn thu hút được khách hàng.

Chọn từ khóa là công đoạn quan trọng

Chọn từ khoá là một trong các khâu quan trọng trong SEO Onpage. Nó quyết định độ thành công của chiến dịch SEO. Nếu bạn sử dụng sai từ khoá sẽ là một điều rất đáng tiếc. Bởi nội dung của bạn sẽ không khớp với những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn tìm kiếm. Nhưng nếu bạn chọn đúng từ khoá thì hơn 50% là bạn đã thành công. Đặc biệt với các khách hàng mục tiêu này thì có thể chiến dịch SEO của bạn đã thành công.

Tốt hơn nên là từ khóa dài

Từ khóa dài
Nên dùng Keyword dài thay vì Keyword ngắn

Chọn đúng từ khoá giúp bạn hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Chọn từ khoá dài giúp bạn giảm bớt sự cạnh tranh với các đối thủ. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chọn các từ khóa rất chung chung. Dẫn đến việc cạnh tranh của các từ khoá đó rất cao. Bỏ quên những từ khoá nhỏ, đây là cơ hội rất tốt cho bạn khai phá những từ khoá này. Hãy chọn từ khóa dài nhưng đi vào chi tiết hơn là những từ khóa ngắn và chung chung.

Vài ví dụ cụ thể về Keyword dài

Ví dụ về SEO từ khoá:

  • 1000 doanh nghiệp SEO từ khoá “Thiết kế website”
  • 500 doanh nghiệp SEO từ khoá “Thiết kế website chuyên nghiệp”
  • 100 doanh nghiệp SEO từ khoá “Thiết kế website chuẩn SEO”
  • 50 doanh nghiệp SEO từ khoá “Thiết kế website giá rẻ”
  • 1 doanh nghiệp SEO từ khoá “Thiết kế website cho dịch vụ thuê xe du lịch”

Đừng để bản thân phụ thuộc vào từ khoá chung chung. Hãy chủ động khai phá những từ khoá dài. Sản xuất nội dung thật thu hút từ những từ khoá đó. Bây giờ bạn đã có một sự hiểu biết về khái niệm keyword là gì? nó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình leo top của bạn?. Bạn hãy nghiên cứu và chọn chiến dịch từ khoá SEO phù hợp cho mình. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)