Giải đáp nguyên nhân dẫn đến các vấn đề thường gặp khi chạy Google Ads

Một số lỗi bạn sẽ gặp phải trong quá trình chạy các chiến dịch quảng cáo Google Ads cho doanh nghiệp khiến hiệu quả đem lại không cao. Bạn không nên bỏ qua những lỗi này mà cần nhanh chóng khắc phục và sửa chữa những vấn đề này. Nó sẽ giúp bạn tối ưu hoá lại các quảng cáo Google Ads mà không tốn quá nhiều ngân sách quảng cáo. Vậy đâu là những vấn đề thường gặp khi thực hiện quá trình chạy quảng cáo Google Ads? Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin này trong bài viết sau đây.

Tổng hợp những vấn đề có thể gặp khi chạy quảng cáo Google Ads

Việc các doanh nghiệp hay cá nhân xếp ở những thứ hạng cao trên quảng cáo Google Ads đem lại rất nhiều lợi ích. Nhưng người dùng gặp nhiều trường hợp éo le đến mức không hề thấy Google cảnh cáo báo lỗi. Ở bất cứ giai đoạn nào nhưng lại có thể bị khóa tài khoản, bị từ chối mẫu quảng cáo hoặc thậm chí là quảng cáo xong bấm tìm kiếm thì chẳng thấy đâu.

Hãy cùng xem những vấn đề thường gặp khi chạy quảng cáo Google Ads, nguyên nhân và cách xử lý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu ra vài ngọn nguồn của những tình huống đó nhé.

Vấn đề 1: Không thấy quảng cáo của bạn xuất hiện trên Google Search

Khi tạo quảng cáo xong nhưng không thấy bài quảng cáo xuất hiện trên tìm kiếm Google. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bạn không thấy được quảng cáo của mình khi tìm kiếm trên Google. Ở các bước thiết lập không hề thấy cảnh báo nào từ Google. Nhưng nếu chiến dịch của bạn không liên quan đến thanh toán thì có thể nằm trong một số nguyên nhân sau:

Do điểm chất lượng thấp

Quality Score
Điểm chất lượng quảng cáo thấp khiến quảng cáo của bạn không được hiển thị

Kiểm tra giá thầu, ngân sách và điểm chất lượng thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời khi điểm từ khóa của bạn giảm. Vì Google sẽ ưu tiên hiển thị các quảng cáo có điểm chất lượng tốt

Do khi tìm kiếm từ khóa và Google đã hiện quảng cáo của bạn vài lần mà không được click vào

Google sẽ nhận biết rằng bạn không quan tâm hoặc địa chỉ IP này. Không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thì Google sẽ dừng quảng cáo cho địa chỉ IP đó

Do tài khoản quảng cáo Google của bạn đang được xem xét

Google định kỳ xem xét ngẫu nhiên một số tài khoản sẽ làm quảng cáo của bạn tạm dừng trong khoảng 3 ngày, sau đó lại xuất hiện lại.

Do hết ngân sách quảng cáo

Hết ngân sách thì Google cũng sẽ ngưng quảng cáo cho tới khi bạ bổ sung lại.

Do tìm kiếm không đúng lịch quảng cáo đã thiết lập

Lịch quảng cáo mà bạn thiết lập không có hoặc chưa tới ngày mà bạn thử tìm kiếm.

Một lời khuyên được đưa ra, đó là nên sử dụng công cụ “Xem trước và chẩn đoán từ khóa” (trong thực đơn công cụ) để kiểm tra từ khóa và mẫu quảng cáo. Khi đó, bạn sẽ không làm ảnh hưởng đến hiển thị thật trên tài khoản Google Ads.

Công cụ xem trước và chẩn đoán quảng cáo Google tìm kiếm

Vấn đề 2: Quảng cáo bị Google từ chối

Google từ chối mẫu quảng cáo của bạn. Quảng cáo chú ý đến chất lượng và nội dung có lợi ích thật sự cho khách hàng hay không. Mà khách hàng của Google thực tế là những người dùng đang tìm kiếm. Vì vậy cho dù bạn đã bỏ tiền ra để được quảng cáo nhưng Google vẫn có thể từ chối mẫu quảng cáo của bạn. Nếu quảng cáo không hợp lệ hoặc vi phạm chính sách nhằm bảo vệ khách hàng của Google Ads.

Những lý do thường gặp trong trường hợp này là:

  • Sử dụng quá nhiều ký tự đặc biệt hoặc chữ viết HOA
  • Google muốn mẫu quảng cáo thật tự nhiên để không làm ảnh hưởng hay gây cảm giác bị quấy rối đến người dùng.
    Mẫu quảng cáo của bạn chứa thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ bản quyền như IPhone, Dell… Để được đưa các thương hiệu này vào quảng cáo của mình. Bạn phải cho Google thấy các giấy tờ chứng nhận rõ ràng rằng bạn có quyền sử dụng.
  • Quảng cáo của bạn dẫn đến địa chỉ có chuyển hướng sang trang web khác.
  • Mẫu quảng cáo của bạn dẫn đến địa chỉ không tồn tại, Google sẽ từ chối ngay khi phát hiện.

Vấn đề 3: Không xác định nhất quán chính xác các tham số như múi giờ và đơn vị tiền

Timezone và Currency
Không xác định nhất quán chính xác các tham số như múi giờ và đơn vị tiền

Có những tham số không thể thay đổi sau khi tạo tài khoản Google Ads. Các bước tạo tài khoản mới quảng cáo Google thì rất đơn giản. Vì Google khuyến khích người dùng tự tạo tài khoản để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình và doanh nghiệp. Nhưng bạn nên chú ý đến những tham số không thể hoặc khó thay đổi để tránh phạm sai lầm.

  • Múi giờ (Time Zone): Thông tin này có thể làm ảnh hưởng đến thiết lập chạy quảng cáo của bạn. Vì vậy sau khi đã đăng ký bạn chỉ có thể thay đổi được một lần và phải liên hệ trực tiếp cho Google để nói rõ lý do.
  • Đơn vị tiền (Currency): Bạn hoàn toàn không thể thay đổi sau khi đã tạo tài khoản. Nguyên nhân là do Google đã định mức giá thầu tối thiểu ứng với mỗi đơn vị tiền tệ.

Cách để thiết lập và xây dựng tài khoản quảng cáo Google Ads hiệu quả

“Nên tổ chức cấu trúc tài khoản quảng cáo Google như thế nào để chiến dịch thành công?”. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần nhận thức được rằng cấu trúc quảng cáo Google sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quảng cáo của bạn. Có hiệu quả hay không, có được tối ưu hay không. Nếu tổ chức phù hợp bạn sẽ nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Nâng được điểm chất lượng, dễ cải thiện và bảo trì, mở rộng chiến dịch về sau. Do đó, mới bắt đầu chạy Google Ads thì nên dành thời gian tìm hiểu để chọn cấu trúc phù hợp, đỡ tốn cả tiền lẫn thời gian của mình.

Thiết lập và xây dựng tài khoản quảng cáo Google Ads hiệu quả
Việc thiết lập và xây dựng tài khoản quảng cáo Google Ads hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp

Dưới đây là cách tổ chức tài khoản Google Ads mà Google cung cấp. Bạn sẽ xác định tổ chức chiến dịch, nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo. Từ khóa thế nào để phù hợp. Những gợi ý sau là tham khảo trước khi bạn xây dựng cấu trúc phù hợp cho mục tiêu của mình.

Dựa vào cấu trúc và nội dung của Website để tạo chiến dịch quảng cáo

Tạo chiến dịch và quảng cáo theo cách sắp xếp trên website. Cân nhắc mẫu quảng cáo và từ khóa phù hợp. Trang đích nên phải “nói tiếp” câu chuyện bạn đang nói với khách hàng trên mẫu quảng cáo để suy nghĩ đi đến quyết định của khách hàng được liên tục.

Hệ thống phân cấp sản phẩm/ dịch vụ

Đây là cách sắp xếp dựa trên nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thiết lập theo địa điểm và ngân sách

Nếu sản phẩm bạn cung cấp trên nhiều vùng miền khác nhau, bạn có thể chọn thiết lập theo địa điểm và thiết lập ngân sách chiến dịch khác nhau. Tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh doanh của khu vực đó. Ngoài ra còn có thể sử dụng ngôn từ đặc trưng của khu vực để tăng tính thuyết phục.

Trên đây là một số những vấn đề lỗi thường gặp khi ở trong quá trình chạy quảng cáo Google Ads, bạn có thể gặp phải. Cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề này và tìm cách khắc phục. Từ đó có thể rút ra cách xây dựng tài khoản quảng cáo cho doanh nghiệp để có được chiến dịch quảng cáo thành công. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể truy cập website metaqx.com để cập nhật thêm những chia sẻ và hướng dẫn cách sử dụng Google Ads mang lại hiệu quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)