Công nghệ màn hình Adaptive-Sync dành cho các game thủ

Khi các tựa game online ngày càng hấp dẫn thì càng thu hút sự tham gia của các game thủ. Chắc chắn ai cũng muốn có những trải nghiệm tốt nhất để thỏa mãn thú vui giải trí của mình. Đó là lý do vì sao các hãng công nghệ đã cho ra mắt những dòng laptop dành riêng cho các game thủ. Một vấn đề gây nhiều khó chịu trên các thiết bị công nghệ đó là xé hình. Và để giải quyết nó thì các nhà nghiên cứu đã phát triển công nghệ màn hình Adaptive-Sync chống xé hình hiệu quả. Nếu bạn quan tâm hãy cùng metaqx tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết này.

Nguyên nhân của việc xé hình, đứt vỡ nét khi chơi game

Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp khi chơi game trên laptop hay PC mà hiển thị màn hình đứt nét, gây khó chịu chưa? Trải nghiệm giải trí của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu hiển thị màn hình bị vỡ nét, xé hình. Nguyên nhân đến từ GPU đã kết xuất khung hình thay đổi tốc độ và hiển thị làm mới ở một màn hình không đổi dẫn đến khung hình mới không sẵn sàng hòa cùng toàn màn hình gây ra lớp chồng đứt nét lên nhau. Đừng lo, Adaptive-Sync sinh ra để khắc phục vấn đề bạn gặp phải. Công nghệ này hiện tại còn được AMD nghiên cứu phát triển. Với tên gọi là FreeSync và là đối thủ của G-Sync từ nhà Nvidia.

vấn đề xé hình
Vấn đề xé hình gây khá nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến trải nghiệm của game thủ

Tìm hiểu về công nghệ màn hình Adaptive-Sync

Trải nghiệm chơi game sẽ bị giảm đi khi xuất hiện hiện tượng xé hình mà lý do chính là tốc độ làm mới của màn hình và tốc độ hiển thị của máy tính không được đồng bộ hóa với nhau. Trên các tựa game, tốc độ khung hình đầu ra của CPU hoặc GPU của máy tính sẽ bị thay đổi tùy theo độ hiển thị phức tạp của hình.

Công nghệ màn hình Adaptive-Sync được VESA (Hiệp hội các tiêu chuẩn video điện tử) nghiên cứu và phát triển. Nó thực hiện việc đồng bộ giữa tốc độ làm tươi (Refresh Rate – số lần mà hình ảnh trên màn hình máy tính được cập nhật trong 1 giây) của màn hình và tốc độ dựng hình (Render Rate) của GPU cho phép màn hình tự động khớp với tốc độ kết xuất của GPU. Trên cơ sở từng khung hình, để tạo ra trải nghiệm chơi game mượt mà hơn, độ trễ thấp.

Đối với các nội dung hiển thị tĩnh như lướt web, đọc báo, xem slide,… Thì Adaptive-Sync phép giảm tốc độ làm mới màn hình một cách liền mạch, giảm năng lượng hệ thống và kéo dài tuổi thọ pin.

Điểm nổi bật của công nghệ màn hình Adaptive-Sync

Thay vì đứng nhìn sự hoạt động riêng lẻ giữa card đồ họa và màn hình. Thì công nghệ này cho phép kết nối chúng lại với nhau. Giúp đồng bộ độ làm mới của chúng với tốc độ thay đổi của GPU. Từ đó cải thiện chất lượng màn hình mượt hơn. Không còn giật lag khi thay đổi các chuyển động nữa.

cải thiện chất lượng
Cải thiện chất lượng màn hình mượt hơn, không còn giật lag khi thay đổi các chuyển động

Công nghệ Adaptive-Sync đã được trang bị trên một số màn hình máy tính. Hay laptop gaming từ nhà Asus như Asus LCD ProArt PA247CV. Hay laptop Asus TUF Gaming FX516PM. Giúp người dùng trải nghiệm lối chơi mượt mà hơn trên các tựa game nhập vai.

Hiện nay cả hai ông lớn NVIDIA và AMD cũng đã phát triển công nghệ chống xé hình. Vào sản phẩm của họ với các tên gọi riêng của họ. NVIDIA G-Sync: Công nghệ đồng bộ khung hình được phát triển bởi NVIDIA. AMD Free-Sync: Công nghệ đồng bộ khung hình được phát triển bởi AMD. Với mục đích cạnh tranh trực tiếp với G-Sync của NVIDIA.

Lợi ích cho game thủ

Nhìn chung công nghệ của hai ông lớn này đều có chức năng như nhau. Tuy nhiên ở nhà Nvidia dùng module độc quyền. Do chính công ty này phát triển (proprietary scaler). Và bị giới hạn bởi chỉ có cổng DisplayPort là hỗ trợ. Nó có trên các dòng card đồ họa từ GTX 600 trở lên. Ngược lại của AMD là chuẩn mở không yêu cầu phần cứng gì đặc biệt. Màn hình Free-Sync có trên vài dòng GPU như: R9 290 series, R9 285, R7260 và R7 260X.

Nếu là một game thủ đích thực thì độ mượt mà của màn hình khi chơi game. Là một yếu tố quan trọng, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn từng thước game mà không lo giật lag. Công nghệ màn hình Adaptive-Sync quả thật là trang bị “đáng đông tiền bát gạo” cho chiếc laptop của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)