9 dấu hiệu nhận biết quảng cáo Google Ads không hiệu quả

Có rất nhiều bạn tự học và mới bắt đầu chạy quảng cáo thường hãy đặt ra những câu hỏi. Như em đã chạy quảng cáo khoảng được gần 1 tháng nay, chi tiêu mỗi ngày bỏ ra 200 – 300k và CTR quanh 11 – 12%. Vậy mà tại sao quảng cáo Google Ads lại không đạt được hiệu quả như mong đợi?” Các câu hỏi này thường lặp lại với rất nhiều người trên các cộng đồng, forum về học chạy quảng cáo Google.

Nhìn chung, bạn sẽ hay nhận được lời khuyên từ mọi người như là: miễn vẫn có đơn đặt hàng và không bị lỗ thì quảng cáo vẫn đạt hiệu quả. Hay lời khuyên một cách chuyên nghiệp hơn: ROAS (Return on Advertising Spend – Lợi nhuận dựa trên Doanh thu trên chi phí quảng cáo) vẫn lớn hơn 0 là vẫn có hiệu quả.

Tuy nhiên thì trong rất nhiều trường hợp, dù bạn không bị lỗ, nhưng quảng cáo của bạn vẫn có thể chưa (thật sự) hiệu quả. Tại sao? Vì đơn giản mức hiệu quả của quảng cáo bạn chạy vẫn còn đang là quá thấp. Kho so sánh với những gì bạn đầu tư công sức của mình hoặc ở dưới mức trung bình trong ngành. Vậy nên hãy cùng metaqx.com tìm hiểu 9 dấu hiệu nhận biết quảng cáo Google Ads không hiệu quả trong bài viết sau nhé.

Chạy quảng cáo Google Adwords nói đơn giản là website bạn sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google mà không cần SEO từ khoá. Tức là bạn phải trả tiền cho Google để họ cho website bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Chạy quảng cáo Google Ads giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hiệu quả hơn.

Nhờ các đặc trưng riêng, quảng cáo Google cho phép tiếp cận chính xác khách hàng theo tiêu chí, nhu cầu nhất định. Bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo theo nhiều hình thức khác nhau. Để tìm kiếm khách hàng, tăng chuyển đổi và doanh thu, mang về lợi nhuận. Đồng thời có tiếp thị bám đuôi bằng GDN hay xu hướng Google Shopping được ưa dùng gần đây.

9 dấu hiệu nhận biết quảng cáo Google Ads không hiệu quả

Bạn không được cập nhật thường xuyên tài khoản quảng cáo

Bạn không được cập nhật thường xuyên tài khoản quảng cáo
Bạn cần phải kiểm tra và cập nhật quảng cáo hàng ngày: Check từ khóa phủ định.

Theo Google, mỗi ngày có khoảng 5 tỷ 8 truy vấn được tìm kiếm. Và khoảng 20% trong số đó là truy vấn hoàn toàn mới. Một con số không hề nhỏ. Thế nên chắc chắn 1 điều rằng, dù bạn nghiên cứu và chia nhóm từ khóa kỹ đến đâu. Sẽ luôn luôn có những truy vấn mới và chính chúng có thể sẽ làm tốn tiền quảng cáo của bạn 1 cách vô nghĩa. Đó chính là 1 trong những lý do đầu tiên và sát sườn nhất. Mà bạn cần phải kiểm tra và cập nhật quảng cáo hàng ngày: Check từ khóa phủ định.

Hơn nữa, những gì chúng ta nghĩ và thực tế thường sẽ có những sai số. Ví dụ như bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ search nhiều vào lúc 8h tối. Nhưng thực tế cho thấy bạn cần đầu tư nhiều hơn vào lúc 10h… Và còn vô vàn những yếu tố khác xung quanh tài khoản quảng cáo của bạn cần liên tục tối ưu. Như điểm chất lượng thấp, giá thầu cần điều chỉnh, v.v. Vậy nên, đừng để “trôi dạt” tài khoản quảng cáo của bạn không kiểm soát. Sự sát sao hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả của quảng cáo.

Bạn không lập chiến lược cụ thể cho quảng cáo

Google Ads đơn giản là chỉ là 1 công cụ quảng cáo. Để sử dụng công cụ này hiệu quả, bạn nhất thiết phải có kiến thức và chiến lược bài bản về Marketing song hành. Và AIDA là một trong những mô hình mô tả về hành trình tìm kiếm sản phẩm của khách hàng mà bạn cần biết và quan tâm. AIDA là viết tắt của Awareness – Interest – Desire – Action, hay Nhận thức – Quan tâm – Mong muốn – Hành động.

Mỗi một từ khóa có thể tương ứng từ 1 đến nhiều bước trong hành trình khách hàng này. Và cần có 1 chiến lược cụ thể cho mỗi bước đó. Ví dụ, có những từ khóa như “iphone”. Đa số những người tìm kiếm dạng truy vấn này sẽ chỉ tìm hiểu, đọc thông tin về Iphone. Những từ dạng như này sẽ thuộc bước A – Awareness. Vậy nếu bạn là một đại lý bán iphone với ngân sách có hạn. Bạn có thể hoàn toàn bỏ qua những từ khóa chung chung như này. Hoặc nếu ngân sách nhiều, bạn có thể bỏ 1 con số khiêm tốn để làm thương hiệu.

Tương tự với những hành trình còn lại của mô hình AIDA. Và tùy theo từng sản phẩm cụ thể sẽ có nhiều chiến lược rất khác nhau. Vậy nên, nếu bạn chỉ đang đơn giản là tìm từ khóa và quảng cáo tất cả những truy vấn liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp của bạn. Thì nhiều khả năng bạn đang vứt kha khá tiền qua cửa sổ. Đối với mọi doanh nghiệp nên áp dụng mô hình AIDA vào quy trình làm quảng cáo của mình.

Tỉ lệ click quảng cáo CTR thấp

Tỉ lệ click quảng cáo CTR thấp
Cách tìm tỷ lệ CTR tối ưu cho chiến dịch quảng cáo của bạn.

CTR viết tắt cho Click through rate, tỷ lệ click vào quảng cáo. CTR thấp rõ ràng là 1 dấu hiệu không tốt cho quảng cáo của bạn. Và kết quả này có thể đến từ 1 vài lý do chủ yếu sau:

  • Nội dung quảng cáo của bạn không đủ hấp dẫn.
  • Truy vấn tìm kiếm không phù hợp.
  • Không thử nghiệm các mẫu quảng cáo khác nhau

Tuy nhiên, tỷ lệ như thế nào là thấp sẽ phụ thuộc vào yếu tố ngành và sản phẩm của bạn. Thậm chí là chiến lược chạy quảng cáo (chạy branding thường có tỷ lệ khá thấp). Về lý thuyết, tỷ lệ CTR càng cao càng tốt. Nhưng để biết được con số trung bình trong ngành thi bạn sẽ cần kinh nghiệm chạy lâu năm.

Bạn có thể sử dụng ADSNGON, 1 công cụ tối ưu quảng cáo Google. Cũng sẽ giúp bạn hình dung được tỉ lệ CTR hợp lý đối với sản phẩm của bạn là bao nhiêu. ADSNGON sẽ giúp đánh giá những mẫu quảng cáo hiệu quả có CTR tốt ở mức 5.6%. Vậy đối với những loại hình quảng cáo tương tự trong ngành, bạn có thể đặt kỳ vọng CTR ở con số trên.

Điểm chất lượng quảng cáo thấp

Chất lượng quảng cáo là một ước tính về trải nghiệm của người dùng khi họ xem quảng cáo tìm kiếm của bạn. Chất lượng quảng cáo dựa trên một số yếu tố. Bao gồm cả mức độ liên quan đến cụm từ tìm kiếm của văn bản quảng cáo. Khả năng mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn và chất lượng trải nghiệm của người dùng khi họ đến trang đích của bạn. Nhìn chung, chất lượng quảng cáo càng cao. Thì hiệu suất càng tốt, bao gồm cả vị trí quảng cáo tốt hơn và chi phí thấp hơn.

Điểm chất lượng thấp ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của bạn. Khi bạn phải chi nhiều tiền hơn ở cùng 1 vị trí so với các đối thủ khác. Trong Google Ads, nếu điểm chất lượng của bạn dưới 7. Bạn cần nhanh chóng đánh giá lại các mẫu quảng cáo của mình. Hãy tự đặt 1 số câu hỏi sau để tìm ra nguyên nhân cho việc này:

  • Nội dung quảng cáo của bạn đã tối ưu và phù hợp với truy vấn tìm kiếm chưa?
  • Trang landing page đã thỏa mãn truy vấn của người dùng?
  • Tỷ lệ CTR của bạn có tốt không? (quay lại mục trên)

Thiếu sự tổ chức trong tài khoản Google Ads

Thiếu sự tổ chức trong tài khoản Google Ads của bạn sẽ gây ra sự khó khăn trong quản lý, thậm chí hỗn loạn nếu bạn phải đang thực hiện cả trăm cả nghìn từ khóa một lúc. Gây ra lãng phí vô cùng lớn về thời gian quản lý, sắp xếp và rất có thể là bằng cả tiền bạc. Ví dụ như ở hình dưới đây, các từ khóa trong 1 nhóm quảng cáo được sắp xếp lộn xộn và không theo 1 cấu trúc logic nào.

Tuy vậy, có rất nhiều cách để bạn tổ chức tài khoản của mình 1 cách hợp lý và dễ dàng. Bạn có thể sắp xếp theo cấu trúc website, theo loại hình quảng cáo, thậm chí theo địa điểm nhắm đến. Một phương pháp tổ chức tài khoản quảng cáo được áp dụng hiệu quả cấu trúc tài khoản theo từ nhóm từ khóa.

Bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 nội dung quảng cáo với mỗi nhóm quảng cáo

Bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 nội dung quảng cáo với mỗi nhóm quảng cáo
Bạn nên có từ 3 – 5 mẫu quảng cáo với mỗi nhóm.

Nếu bạn đang làm điều này thì bạn đang lãng phí 1 tính năng vô cùng “đáng tiền” của Google Ads: A/B testing. Google luôn luôn khuyến khích bạn nên có từ 3 – 5 mẫu quảng cáo với mỗi nhóm. Điều này sẽ giúp Google tìm ra được quảng cáo hiệu quả nhất đối với bạn. Dù bạn có kinh nghiệm và viết nội dung quảng cáo giỏi đến đâu. 1 quảng cáo hoàn hảo sẽ không bao giờ có được ở lần viết đầu tiên. Bạn chỉ có thể biết được thông qua rất nhiều mẫu quảng cáo được thử nghiệm và tối ưu lại nhiều lần.

Vậy nếu bạn chỉ có 1 nội dung quảng cáo, hãy ngồi dậy và viết thêm ngay đi! Ngoài đoạn nội dung của mẫu quảng cáo, bạn cũng có thể tiến hành thử nghiệm 1 số yếu tố cơ bản sau để tìm được công thức hiệu quả nhất. Như Landing page, địa điểm, thời gian, thiết bị, từ khóa, giá thầu. Nhìn có vẻ khá mất công, tuy nhiên đây là cách gần như duy nhất để có được hiệu quả mong muốn, cho dù bạn là newbie hay là agency chuyên nghiệp. Có thể bạn quan tâm: 4 bài học đắt giá sau khi tiêu hơn 6 triệu đô tiền Ads

Không sử dụng Conversion Tracking trong Google Ads

Bạn không thể biết được quảng cáo của mình có hiệu quả hay không nếu bạn không đo lường được kết quả của nó. Đây là 1 vấn đề mà rất nhiều nhà quảng cáo gặp phải. Khi họ không biết những đơn hàng của mình đến từ nguồn nào. Nguồn từ Facebook, Google Ads hay 1 hình thức quảng cáo nào khác. Tuy nhiên đối với Google, bạn có 1 công cụ vô cùng tiện lợi để làm điều đó. Dù bạn đang muốn theo dõi lượt mua hàng, gọi điện thoại, điền form đăng ký v.v.

Conversion Tracking là một công cụ mạnh mẽ trong AdWords. Cho phép nhận dạng chiến dịch quảng cáo đang tạo ra khách hàng tiềm năng (lead), doanh thu, lượt tải, đăng ký email. Và các hoạt động quan trọng khác cho công việc kinh doanh của bạn tốt như thế nào. Dữ liệu được ghi lại bởi Conversion Tracking giúp bạn xác định phần nào trong chiến dịch đang hoạt động và không hoạt động. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu hóa bid giá, text quảng cáo và từ khóa một cách phù hợp.

Sử dụng không linh hoạt các loại đối sánh từ khóa

Trong Google Ads chúng ta có 3 loại đối sánh từ khóa:

  • Đối sánh rộng
  • Đối sánh cụm từ
  • Đối sánh chính xác

Mỗi loại đối sánh sẽ có cách sử dụng khác nhau trong từng trường hợp và ngành nghề cụ thể. Thế nhưng, nếu bạn chỉ dồn tiền cho 1 loại đối sánh. Thì sẽ rất khó có được hiệu quả mong muốn. Ví dụ như đối sánh rộng rất hợp để sử dụng các ngành có lượng search ít. Để gia tăng lượng truy cập hoặc tìm thêm ý tưởng cho từ khóa.

Tuy vậy tập trung vào đối sánh rộng cần 1 ngân sách đủ lớn. Để hiệu quả và cần phải tránh những từ khóa gần giống nhau (“làm seo” sẽ dễ bị nhầm với “trị sẹo”). Trong khi đó đối sánh cụm từ lại hiệu quả hơn khi bạn đã xác định rõ tập khách hàng, và sản phẩm của mình. Tuy nhiên, sẽ không có 1 phương pháp sử dụng chuẩn nào, tất cả sẽ cần sự nghiên cứu và thử nghiệm cụ thể.

Không sử dụng tiện ích mở rộng của Google Ads

Việc setup tiện ích mở rộng có thể sẽ tốn nhiều thời lúc ban đầu nhưng bù lại hoàn toàn miễn phí và giúp quảng cáo của bạn cơ hội tiếp cận được với nhiều người hơn. Lời khuyên là hãy thiết lập tất cả các loại tiện ích có thể đối với doanh nghiệp của bạn. Vì việc hiển thị các thông tin thêm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (xếp hạng quảng cáo, vị trí quảng cáo, các tiện ích khác), là nhà quảng cáo chúng ta không thể đảm bảo 100% cơ hội hiển thị tiện ích mở rộng được.

Tổng kết

Trên đây là 9 dấu hiệu cho thấy quảng cáo Google Ads không hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có thể tiết kiệm được ngân sách quảng cáo và tìm ra cách tối ưu lại các chiến dịch của mình. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn với quảng cáo Google, hãy để để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng giúp bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng copy em :)