Để thành công thì sự nỗ lực là không thể thiếu. Tuy nhiên trước khi nỗ lực thì cũng nên có lựa chọn sáng suốt, mình nên theo đuổi ngành nào? Không phải tự nhiên mà nhiều người lại cho rằng “lựa chọn” còn quan trọng hơn cả “nỗ lực”. Trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đã có vô số các doanh nghiệp chịu tổn thất nghiêm trọng, thậm chí phải đóng cửa. Nhưng vẫn có không ít ngành nghề mà tổn thất họ phải chịu hầu như không đáng kể. Bởi lẽ những ngành nghề này tưởng rằng kinh doanh không mấy lợi nhuận. Nhưng một khi đã thực sự đầu tư thì sẽ kiếm được cả một món tiền lớn.
Mục Lục
Ngành đồ cổ, thủ công mỹ nghệ cổ
Số lượng người chơi đồ cổ tăng vọt
Cùng với sự phát triển của kinh tế, những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Có những người khi đã no đủ sung túc sẽ bắt đầu theo đuổi cuộc sống phong cách và thú vị, số lượng người chơi đồ cổ cũng tăng vọt. Nhân cơ hội đó, rất nhiều người cũng muốn thử vận may của mình, bước vào ngành kinh doanh đồ cổ với mong muốn có thể trở thành tỷ phú chỉ trong một đêm.
Nhà nghiên cứu đồ cổ hay người sưu tầm đồ cổ (bắt nguồn từ tiếng Latin: antiquarius, có nghĩa là liên quan đến thời cổ đại) là một người hâm mộ hoặc sinh viên khảo cổ hoặc những thứ của quá khứ. Cụ thể hơn, thuật ngữ này được sử dụng cho những người nghiên cứu lịch sử đặc biệt chú ý đến các cổ vật, di tích khảo cổ và lịch sử, hoặc tài liệu lưu trữ và bản thảo lịch sử.
Đây là một thị trường phức tạp
Tuy nhiên đây là một thị trường phức tạp. Ngoài những người chuyên bán đồ thủ công mỹ nghệ, những nhà khác trên thực tế thật giả lẫn lộn. Bởi vậy có một loại quy luật bất thành văn, khi mua hàng hoàn toàn phải dựa vào “mắt nhìn” của mình. Nếu mua được hàng thật thì không sao, nhưng không may mua phải hàng giả, thì cũng chỉ tự trách bản thân mình đen đủi. Hiện nay có vô số nhà buôn trộn lẫn cả hàng giả hàng nhái, mà hàng thật chỉ để một hai món trong đó. Lâu dài tự nhiên sẽ kiếm được món lợi khổng lồ.
Ngành hàng trang sức
Ngành hàng trang sức vẫn tăng trưởng cao
Đánh giá về thị trường trang sức Việt Nam, đại diện Công ty CP chứng khoán Rồng Việt cho rằng, dư địa tăng trưởng của thị trường vàng trang sức Việt Nam còn rất lớn khi nhu cầu tích lũy vàng miếng đang dần nhường chỗ cho vàng trang sức. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu – giàu có đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam (ước tính chiếm 1/3 dân số vào năm 2020), đây là những người tiêu dùng có tư duy hiện đại, nhu cầu thể hiện bản thân cao và là đối tượng khách hàng của các chuỗi bán lẻ trang sức thời trang.
Ngoài buôn bán đồ cổ, còn có một loại ngành nghề mang lại lợi nhuận khủng. Đó là ngành trang sức.Thông thường người ta sẽ có hứng thú với trang sức nhiều hơn đồ cổ. Đặc biệt các thương gia thường thêm những câu nói hoa mỹ để tăng giá trị của những món trang sức này. Có một câu quảng cáo kinh điển của De Beers. Slogan “A diamond is forever” – Kim cương là mãi mãi. Vừa là biểu tượng của tình yêu, vừa là biểu tượng của sự kết nối lâu dài, vĩnh hằng. Khiến khách hàng chỉ muốn mua thêm, mà không muốn bán bớt.
Kim cương là mãi mãi
Mặc dù lợi nhuận ngành trang sức không cao bằng đồ cổ. Thường thấp hơn 5%-20%. Nhưng mức giá cao ngất ngưởng sẽ bù lại được khiếm khuyết đó. Trên thực tế, một món trang sức cao cấp có giá trị trên 300 triệu, thậm chí có thể lên tới vài tỷ, giúp các thương gia kiếm được không ít. Có một câu quảng cáo kinh điển của De Beers. Slogan “A diamond is forever” – Kim cương là mãi mãi.
Những gia đình có khả năng mua trang sức thường mức sống và mức tiêu dùng của họ khá cao. Họ quan tâm đến thương hiệu và cách thiết kế nhiều hơn giá thành sản phẩm. Bởi vậy đừng thấy cửa hàng trang sức không có người là không có lãi, trên thực tế lợi nhuận của một đơn hàng còn cao gấp nhiều lần so với những ngành thông thường.
Ngành trà, trà đạo
Khách hàng đều là “khách vip”
Tôi tin rằng nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao các tiệm trà 10 ngày nửa tháng không có khách nhưng vẫn không bị đóng cửa. Thực ra đây là một nét đặc trưng của ngành trà hiện nay. Khách hàng của họ không phải lẻ tẻ như chúng ta, mà là “khách vip” như các khách sạn và doanh nghiệp.
Vào những dịp lễ tết hay cuối năm, những “khách vip” này đều sẽ đến mua với số lượng lớn. Chỉ cần một đơn hàng cũng giúp cho cửa hàng họ sống cả năm. Hơn nữa, chất lượng và giá thành của trà cũng rất khác biệt. Có loại trà chỉ vài chục nghìn 1 kg, nhưng nhiều loại phải lên đến hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu 1 kg.
Cần có kiến thức về trà
Điều này cũng tạo nên một số rào cản trong ngành kinh doanh trà. Bởi nếu không có kiến thức và các mối về trà đạo thì rất khó có thể tìm được những khách hàng lớn, tự khắc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn. Cùng với sự phát triển của internet, người kinh doanh trà bắt đầu tìm kiếm một “lối thoát” khác. Trên các nền tảng truyền hình trực tiếp hoặc video ngắn mà hiệu quả lại vô cùng cao.
Nhìn chung, mặc dù những ngành này quả thực có thể kiếm được lợi nhuận khủng. Nhưng kinh doanh thường vắng vẻ, không mấy ổn định. “3 năm không làm, làm ăn được cả 3 năm”. Nhưng trên thực tế, nhiều người đã thất bại khi không làm trong 3 năm đó. Bởi vậy, chúng ta không cần ghen tỵ với những người kiếm được nhiều tiền. Kinh doanh quan trọng nhất vẫn là ổn định và lâu dài.
Nguyên nhân chủ yếu là vì, những ngành trên bình thường kinh doanh không nhiều nhưng lợi nhuận lại vô cùng cao, một khi đã kinh doanh thì có thể kiếm được cả món tiền lớn. Bởi vậy mới có câu “3 năm không làm, làm ăn được cả 3 năm”.