Độ khó của từ khóa (keyword difficulty) sẽ giúp bạn nhận định được thời gian và những khó khăn trong quá trình đưa web lên top. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để bạn xác định được chi phí của dự án khi tiến hành SEO từ khoá. Là một người làm SEO, việc biết đánh giá độ khó của từ khóa là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có vì đây là kiến thức cơ bản nhất. Việc đánh giá độ khó của từ khóa sẽ giúp bạn đưa ra một phương án tối ưu để có phương án và cách thức triển khai sau đó.
Mục Lục
Tìm hiểu keyword difficulty là gì
Có lẽ bạn cũng biết, việc đánh giá từ khóa trước khi seo là một trong những bước cơ bản mà các seoer cần phải làm. Đặc biệt, đối với một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ seo, thì yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng khi nhận dự án. Ngoài 2 yếu tố lưu lượng tìm kiếm và xu hướng. Thì keyword difficulty là một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể lựa chọn bộ từ khóa tối ưu. Tại sao lại như vậy? Để làm rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Keyword difficulty là độ khó từ khóa. Thông thường thuật ngữ này được nhiều người làm SEO gọi là “độ khó SEO” hoặc “độ cạnh tranh của từ khóa”. Đây là chỉ số đánh giá mức độ khó xếp hạng trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền của Google đối với một từ khóa cụ thể. Độ khó của từ khóa càng cao thì đồng nghĩa với việc sẽ càng khó xếp hạng trên công cụ tìm kiếm Google.
Đúng như cái tên, độ khó từ khóa phản ánh mức độ khó khăn. Để đạt được vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể. Hiểu rõ hơn về chỉ số này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định. Những từ khóa nào cần sử dụng trong chiến lược của mình.
Căn cứ để xác định keyword difficulty
Ngày nay chúng ta thường sử dụng các công cụ để xác định độ khó của từ khóa. Mỗi công cụ sẽ có những các thu thập và thống kê dữ liệu khác nhau. Để cho ra những con số cho từng từ khóa. Nhưng nói chung các công cụ đều sẽ dựa vào các yếu tố như:
Dựa vào nội dung trang
Đây là một trong những yếu tố xếp hạng công cụ tìm kiếm quan trọng nhất. Và do đó chi số này cũng được xem xét khi tính toán độ khó của từ khóa. Các trang có nội dung chất lượng cao, có liên quan sẽ được xếp hạng tốt. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của các công cụ tìm kiếm là cung cấp cho người dùng những kết quả hữu ích và phù hợp nhất. Vì vậy, nội dung trang của bạn phải có liên quan đến đối tượng người dùng mục tiêu. Và từ khóa nhắm mục tiêu cũng phải phản ánh đúng chủ đề như vậy.
Theo chất lượng backlink và referring domains
Số lượng, chất lượng của các liên kết ngược. Và số lượng tên miền giới thiệu là một yếu tố quan trọng khác. Góp phần vào điểm khó của từ khóa. Các trang có các liên kết ngược đa dạng, chất lượng cao sẽ được xếp hạng tốt. Và do đó các từ khóa mà các trang này nhắm mục tiêu sẽ là thách thức để cạnh tranh.
Chỉ số DR (DA) – Domain Rating (Domain Authority)
DR được ví von như danh tiếng, độ uy tín của một trang web. Chỉ số này dựa trên mức độ liên quan và hữu ích của nội dung đối với một chủ đề hoặc ngành cụ thể. DR càng cao, trang web càng được coi là website có nội dung tốt và uy tín trong ngành. Và DR cao điều này giúp website xếp hạng cao hơn cho các từ khóa mục tiêu. Và cũng làm cho độ khó của các từ khóa này cao hơn.
Vì sao cần quan tâm đến độ khó từ khóa
Một trong những yếu tố để lọc từ khóa trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Đó chính là độ cạnh tranh (độ khó từ khóa, tại sao lại như vậy? Nhiều trường hợp chọn một từ khóa. Viết nội dung tuyệt vời và tối ưu hóa trang. Tuy nhiên sau đó lại phát hiện ra rằng nội dung đó lại không hề xếp hạng. Lý do phổ biến nhất – sự cạnh tranh quá khốc liệt đối với từ khóa mục tiêu.
Trước khi bạn quyết định nhắm mục tiêu vào từ khóa nào. Hãy xem các đối thủ cạnh tranh, những trang đang ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Hãy chú ý đến độ mạnh của các domain của những website đó. Nếu domain của đối thủ cạnh tranh mạnh hơn nhiều so với domain của bạn. Thì khó có khả năng vượt qua những website đó trên công cụ tìm kiếm. Đặc biệt nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường.
- Bằng cách theo dõi độ khó của từ khóa. Ta sẽ có một cái nhìn tổng quan tốt về những từ khóa “hot” và những website nào nào sử dụng. Và được xếp hạng cao cho những từ khóa đó.
- Ta sẽ có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bằng cách tìm hướng đi khác (từ khóa ngách) cho mình. Thay vì đâm vào mà không nhận được những kết quả nào cả.
- Keyword difficulty đặc biệt hữu ích khi làm việc trên một danh sách từ khóa siêu dài. Và cần đánh giá các từ khóa một cách nhanh chóng.
Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công với website của mình.